About

This is an example of a WordPress page, you could edit this to put information about yourself or your site so readers know where you are coming from. You can create as many pages like this one or sub-pages as you like and manage all of your content inside of WordPress.

30 responses to “About

  1. Rất vui khi bác ĐTS cũng tham gia viết blog, giống HT Thichhoctoan. Dim muốn viết một bài ngắn ngăn nhân sự kiện này mà không biết gửi đến địa chỉ email nào. Chúc hai bác ĐTS và NBC sẽ luôn là những tấm gương về nghiên cứu khoa học cho thế hệ trẻ VN.
    —————-
    Thời trang toán lý
    Trong bộ sưu tập Hấp dẫn lượng tử của nhà thiết kế tài ba Roger Penrose

    LTS: Roger Penrose sinh năm 1931 tại Anh, ông học đại học tại Cambrigde và tốt nghiệp tiến sĩ tại trường đại học Univiersity College London chuyên ngành toán lý thuyết. Cha mẹ ông đều là những bác sĩ, anh cả của ông là giáo sư vật lý, người em út là giáo sư ngành tâm lý học. Lĩnh vực nghiên cứu ban đầu của ông là hình học đại số, dưới sự hướng dẫn của GS.William Hodge, nhưng ông có mối quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực vật lý vì vậy khi còn học ở Cambridge ông đã lấy những môn như Lý thuyết tương đối rộng của Hermann Bondi, Cơ học lượng tử của Paul Dirac và Toán logic, máy tính Turing và Định lý không hoàn thiện Godel. Roger Penrose thành công sau khi giới thiệu bộ thiết kế Twistor Theory năm 1965, ý tưởng chủ đạo của bộ thiết kế đó là lý thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử, dựa trên những công cụ hiệu quả của hình học đại số. Thông qua bộ thiết kế đó, ông muốn gửi gắm thông điệp: kỳ dị luôn luôn tồn tại khi một trường hấp dẫn bị sụp đổ, không – thời gian sẽ không còn là liên tục nữa và lý thuyết tương đối rộng cổ điển sẽ bị vô hiệu hóa. Vì vậy, bộ thiết kế Twistor theory được trình diễn nhằm tạo ra một lựa chọn thời trang cho những fan trung thành của Toán – Lý.

    Sau buổi trình diễn Spinors and space-time năm 1984, cùng với Wolfgang Rindler, ông còn giới thiệu bộ sưu tập Shadows of the mind : A search for missing science of consciousness năm 1994, và kết hợp với nhà thiết kế đại tài Stephen Hawing, cho ra mắt bộ sưu tập The nature of space and time năm 1996. Ông đã dành được rất nhiều giải thưởng lớn, đồng thời được bầu vào viện Hàn lâm khoa học London và Viện hàn lâm quốc gia của Mỹ.

    Bộ trình diễn thời trang gần đây nhất của ông, là tập hợp những gì tinh tú nhất của làng thời trang Toán Lý : A road to reality – a complete guide to the laws of the universe, là tất cả những gì mà một người ham muốn tìm hiểu thời trang toán lý cần đến.

    Sử dụng chất liệu từ Carlo Rovelli trên nền Los Angeles Archives, người xem được thỏa nhãn quan khi lần lượt các mấu như String theory (69), Loop quantum gravity (25), Quantum Field Theory in curved spaces (8), Lattice model (7), Euclidean quantum gravity (3), Non-commutative geometry (3), Quantum cosmology và Twistors theory (1) được giới thiệu.

    Các con số kế bên là tỉ lệ số mẫu được giới thiệu trong bộ siêu tập trên. Người xem có thể thấy được xu thế thời trang toán lý trong những năm gần đây thông qua các con số về số mẫu được trình diễn. Tuy nhiên chủ nhân của bộ thiết kế muốn lưu ý với người xem ” Nếu như chúng ta coi cộng đồng nghiên cứu khoa học được phát triển dựa trên các nguyên lý của một chính phủ dân chủ, khi đó chúng ta có thể thấy thành phần đại đa số trong chính phủ sẽ là các nhà lý thuyết dây, và tất cả những lựa chọn làm gì trong nghiên cứu sẽ bị chi phối và điều khiển bởi họ. Nhưng thật may mắn, cộng đồng nghiên cứu khoa học khác với một chính phủ dân chủ, mặc dù thành phần thiểu số hiểu được họ vẫn là số ít và tiếng nói khiếm tốn, tuy nhiên sự đúng đắn và tường minh trong toán học cùng với các kết quả thực nghiệm xác đáng mới là điều tối quan trong, đưa tiếng nói có trọng lượng hơn so với nguồn gốc của những phát ngôn và sáng kiến này.”

  2. dinh luat Newton co the chung minh duoc khong thua bac , du no don gian nhung anh voi trinh do Prof Vat ly anh noi nghe voi

  3. chao anh DTS,
    Anh co the chi em cuon sach(tieng Anh, Phap, hoac Vietnam) hoac link nao de co the tu hoc thermodynamic(khong biet tieng viet goi la gii?) tu luc dau, hien gio em chi con nho 3 dinh luat ma em da hoc o trung hoc ben Thuy Sy.Em thich den Themodynamic tu luc hoc y khoa.

    • Tiếng Việt gọi là Nhiệt động học.

      Bạn đọc E. Fermi, Thermodynamics. Quyển này trình bày ngắn gọn về nhiệt động học cổ điển.

      Einstein có viết về nhiệt động học như sau: “Đó là lý thuyết phổ quát duy nhất mà tôi tin là, trong phạm vi ứng dụng của các khái niệm cơ bản của nó, sẽ không bao giờ bị lật đổ”.

  4. Cam on anh da chi dan, hy vong em con nhieu can dam de tu hoc physic.
    Kieu

  5. Xin giáo sư và các bạn trên blog giúp cho mình biết học phần dao động và sóng cần những giáo trình nào bổ trợ thêm kiến thức và làm thêm bài tập. Rất mong cho được biết sớm vì em đang rất cần.

  6. Xin phép anh Sơn cho em recommend thêm cuốn này nữa: H.J Pain, The Physics of Vibrations and Waves (2005). Theo nhận xét của cá nhân thì em thấy đây là 1 cuốn giáo trình rất tốt.

  7. Thưa thầy, em có 2 thắc mắc như sau rất mong được thầy giải đáp ạ. Thắc mắc thứ nhất đó là Galileo Galilei (1564-1642) và Johannes Kepler (1571-1630) là hai nhà thiên văn học gần như sinh ra cùng thời, nhưng em không thấy có dấu ấn việc các nghiên cứu của người này có ảnh hưởng tới người kia. Có 1 lần đâu đó em đọc được Kepler đã gửi công trình của mình cho Galilei nhưng không được ông chú ý, còn Galilei và Kepler cũng đều có những nghiên cứu về kính thiên văn thời đó, nhưng 2 ông hình như không ai biết về những nghiên cứu của người kia phải không ạ ? Còn việc Galilei bị nhà thờ quản thúc vì các học thuyết của mình, Kepler cũng có những công trình chỉ ra sự giả dối của nhà thờ, tại sao Kepler không bị như Galilei, hay Bruno ? Có phải Kepler là người theo đạo tin lành và thời ấy Vatican coi họ là phản giáo và không quan tâm không ạ ?
    Vấn đề thứ 2 là về thuyết tương đối rộng ạ. Em có đọc và biết rằng, các vật thể nặng làm cong không thời gian, chẳng hạn Mặt trời, và vì thế nó buộc Trái Đất chuyển động quanh nó theo 1 đường trắc địa trong không thời gian và không có hấp dẫn trực tiếp gì hết. Như thế, thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton là không còn đúng nữa ạ ?
    Em rất mong câu hỏi của em được thầy giải đáp.

    • Tôi đọc thấy hai ông Kepler và Galileo có trao đổi với nhau. Galileo biết lý thuyết về quỹ đạo hình elip của Kepler, và có gửi kết quả một số quan sát của mình bằng mật mã cho Kepler (ví dụ xem http://www.mathpages.com/home/kmath151/kmath151.htm ). Như bạn nói, Kepler là người Đức tin lành, không theo sự lãnh đạo của Vatican.

      Còn về lý thuyết của Newton, nói lý thuyết này không đúng là không chính xác. Đây là một lý thuyết gần đúng, áp dụng được nếu hai điều kiện sau được thỏa mãn: vận tốc chuyển động của các vật thể nhỏ hơn nhiều vận tốc ánh sáng, và khi thế năng nhỏ hơn nhiều năng lượng tĩnh. Trong hệ mặt trời cả hai điều kiện đều được thỏa mãn, chỉ có sao Thủy vì gần mặt trời nên có quỹ đạo hơi bị chệch một chút so với lý thuyết của Newton.

  8. anh cho em hoi mot chut

    trong internal forces cua mot he vat thi net internal forces = 0 do Newton’s third law

    nhung internal torques cua mot he vat tai sao cung bang 0 ah ( em doc wiki thay nguoi ta noi rang la tuong tu Newton’s third law cho internal forces )
    em thay internal forces thi kha de hieu vi bao gio cung ton tai cap action-reaction forces bang nhau ve magnitude va nguoc dau nen cong vao bang 0

    nhung torque thi dinh nghia la r cross F nen em thay kho hon anh tra loi em voi nhe

    TIG

    • Điều này không suy ra từ định luật 3 của Newton, mà là một thứ riêng biệt. Lấy ví dụ, giả sử ta có 2 chất điểm có tọa độ là r1r2, và ký hiệu lực điểm 1 tác động lên điểm 2 là F, lúc đó lực điểm 2 tác động lên điểm 1 là −F. Lúc đó tổng moment lực sẽ là (r2r1) × F. Tổng moment lực sẽ bằng không nếu lực F song song với véctơ nối hai điểm, r2r1. Điều này đúng, ví dụ, với lực hấp dẫn hay lực tĩnh điện.

      Việc tổng các moment lực bằng không liên quan đến sự đẳng hướng của không gian (tất cả các hướng là như nhau), còn việc tổng các lực bằng không liên quan đến sự đồng nhất của không gian (mọi điểm là như nhau).

  9. Giao su co the viet 1 bai ve gyroscope khong a . Co the doc paper nghien cuu chi tiet ve gyroscope o dau a

  10. Em có thắc mắc muốn hỏi GS là một điện tích âm hoặc dương chuyển động trên đường thẳng có tạo ra từ trường không ạ ? Nếu có thì hình dạng của từ trường ấy như thế nào.
    Cám ơn GS.

    • Có chứ. Để tính được từ trường này, tốt nhất là ta đầu tiên làm việc ở hệ quy chiếu chuyển động cùng với điện tích. Trong hệ quy chiếu này chỉ có điện trường. Ta đổi hệ quy chiếu về hệ quy chiếu của phòng thí nghiệm. Dùng phép biến đổi Lorentz (ví dụ xem ở đây) ta thấy bây giờ cả điện trường và từ trường đều khác không.

  11. Anh Son lam on viet 1 bai ve 3 dinh luat Kepler va detailed proofs cua 3 dinh luat nay cho em . Xem sach em thay ho neu qua noi dung khong hay lam 🙂
    Cam on anh

    • Cái này nhiều sách có viết. Ví dụ bạn đọc Kittel et al., Mechanics (Berkeley Physics course Vol.1) chương 9. Đinh luật Kepler thứ 2 chỉ là định luật bảo toàn mômen quay. Rất tiếc là 2 định luật còn lại, đơn giản và quan trọng về lịch sử như vậy mà để chứng minh được từ định luật vạn vật hấp dẫn của Newton thì không đơn giản. Hoặc dùng vectơ Laplace-Runge-Lenz (đã bàn qua ở đây)

    • Mình đã viết 1 bài về chứng minh của nó. Đúng như giáo sư Sơn nói, định luật 2 chỉ là hệ quả của định luật bảo toàn mô men quay. Mình có dẫn ra cả sự liên hệ với định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Bạn gửi mình email để mình gửi cho. Mình thấy rất nhiều chứng minh trên Internet mà.

  12. @hochoi : email của tớ là vvtu2010@gmail.com
    @anh Sơn: cảm ơn giáo sư

  13. Thưa giáo sư, mới đây cháu có nghe một câu chuyện về Einstein. Khi cậu đến cổng trường Munich để thi đại học lần 1 thì gặp 1 chú bảo vệ. Chú bảo vệ đột nhiên nói đó là thiên tài Einstein đã tạo ra thuyết tương đối. Điều đó có thật không ạ?

    • Chuyện này hơi giống chuyện tôi mới nghe được:

      Một phòng thí nghiệm lớn vừa mới tìm ra là neutrino chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Phát kiến quan trọng này sẽ được công bố tại một buổi họp báo tổ chức ngày hôm qua.

  14. Em chào giáo sư. Hôm nay em tình cờ nghe được 1 tin là một số nhà khoa học đã ‘tìm ra’ một loại hạt mới có thể di chuyển với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng. Em kiểm tra lại thì đúng là có bài viết ở một số báo, chẳng hạn tờ bào này.
    http://www.nature.com/news/2011/110922/full/news.2011.554.html
    Giáo sư có thể cho em biết ý kiến của mình về việc này không ạ? Đối với một người không học vật lí như em thì đó là một kết quả rất đáng ngạc nhiên.
    Em cảm ơn giáo sư.

  15. Giáo sư nghĩ thế nào mà lại có link đến Bếp Rùa. Giáo sư cũng thích nấu ăn ạ? Hay là muốn khuyến khích phụ nữ nấu ăn?

  16. Thưa thầy,
    Hiện tại em đang học môn hệ động lực, mặc dù không được học nhiều(bọn em chủ yếu học về mấy cái phương trình vi phân và tính ổn định…) nhưng em nghĩ hệ động lực chắc có gắn nhiều đến vật lý đúng không ạ ? Có phải chuyển động Brown cũng là một hệ động lực?
    Thầy có thể suggest cho em cuốn sách tốt về hệ động lực trong vật lý và ứng dụng trong vật lý của hệ động lực không ạ ?
    Em cám ơn thầy nhiều ạ

    • Tôi chưa học nghiêm chỉnh về hệ động lực, công việc của tôi từ trước đến nay cũng không đòi hỏi. Bạn thử xem quyển S.H.Strogatz, Nonlinear Dynamics and Chaos xem có phải là cái bạn tìm không?

  17. thua GS, mon Vat ly phan tu va Nhiet hoc thi ten tieng Anh la gi, nhung giao trinh nao la highly recommended 🙂

  18. Em nghĩ có channel này về vật lí khá hay http://www.youtube.com/user/minutephysics?feature=watch

  19. Chào Giáo Sư !
    Theo Thuyết Vũ trụ giãn nở , cho hỏi vũ trụ lúc trước vụ nổ Big Bang có phải là 1 khối thống nhất không ?

    Nếu như có vụ nổ Big Bang thì theo tôi các Thiên hà, các Ngôi sao hay các Hành tinh không thể nào va chạm với nhau được theo Luật Ly tâm ?

    Tôi nghĩ theo luật Ly tâm thì quỹ đạo các Thiên hà (các Ngôi sao , các Hành tinh ) thì không thể gặp nhau do ly tâm : ngày càng xa nhau , …. xa nhau mãi mãi ?

    Vậy thì không thể có 1 có vụ nổ Big Bang , nếu có thì phải là nhiều vụ nổ Big Bang với nhiều khối vật chất cực lớn , thì nó mới tạo ra sự va chạm giữa các Thiên hà , giữa các vì sao,giữa các hành tinh với nhau ?

Leave a reply to damtson Cancel reply