Hiếu Tri và ether

Chắc nhiều bạn, ít nhất thế hệ tôi và lớn hơn, vẫn còn nhớ cuốn sách “Radio? Thật là đơn giản!” của Eugène Aisberg, bản dịch của Trần Lưu Hân. Đây là cuốn đầu tiên trong một bộ sách mà hai quyển tiếp theo là “Transistor? Thật là đơn giản” và  “Vô tuyến truyền hình? Thật là đơn giản”, tôi nhớ đã nhìn thấy cả hai bằng tiếng Việt. Cuốn “Vô tuyến truyền hình màu? Thật là đơn giản” là cuốn cuối cùng trong bộ, tôi không biết đã dịch ra tiếng Việt chưa.

Cuốn “Radio? Thật là đơn giản!” giải thích những nguyên tắc làm việc của cái radio qua những đối thoại của hai nhân vật: Hiếu Tri (trong bản tiếng Pháp là Curiosus) và Bất Tri (Ignotus), trong đó Hiếu Tri là thầy giáo và Bất Tri là học trò. Tôi nhớ lúc bé tôi có thắc mắc về cách chọn tên của tác giả: đáng lẽ Hiếu Tri (người tò mò) phải là người học, chứ không phải người dạy.

sci-ign

Hiếu Tri (trái) và Bất Tri

Nhưng nếu chú ý đoạn đầu khi giới thiệu các nhân vật thì tác giả viết: Hiếu Tri học kỹ thuật radio từ người chú tên là Radiol. Cuộc đối thoại giữa hai chú cháu đã được tác giả viết thành một cuốn sách, nhưng cuốn này đã lạc hậu. Như vậy đúng là đã có một cuốn sách trong đó Hiếu Tri là học trò, và có lẽ tác giả muốn giữ nhân vật này cho những cuốn sách sau, nên Hiếu Tri lại thành người dạy.

Vậy cuốn sách này, tập 0 của bộ “Thật là đơn giản!” là cuốn sách nào?

Đó là cuốn “Cuối cùng tôi đã hiểu radio!” xuất bản năm 1926. Cuốn sách này, khá thành công, được dịch ra hơn 10 thứ tiếng. Nguyên bản cuốn này viết bằng tiếng Esperanto và có thể tìm được ở đây. Xem qua về phong cách và nội dung cuốn này không khác lắm cuốn “Radio? Thật là đơn giản!” sau này. Đoạn lạc hậu nhất có lẽ là đoạn nói về sóng điện từ và ether. Thực ra khái niệm ether (môi trường để cho sóng điện từ lan truyền) đã rất lạc hậu ngay khi cuốn sách ra đời. Sau khi Einstein đưa ra thuyết tương đối năm 1905, hầu hết tất cả các nhà vật lý đều không còn tin vào ether nữa. Cuốn “Radio? Thật là đơn giản!” xuất bản vài năm sau đó đã không còn nói gì đến ether.

Sau đây là đoạn đối thoại giữa hai chú cháu về ether, dịch ra tiếng Anh, bản dịch của Google chữa đi một chút. (RAD là ông chú, SC là Hiếu Tri):


SC. Yes … You’ve just said something about high-frequency current…

RAD. That’s how we call an alternating current whose frequency exceeds 10,000 periods in a second. In radio we use currents whose frequency varies between 10,000 and 1,000,000,000. They take place in the ether …

SC …. But what is ether?

RAD. I will answer your question with another question: what fills the space between planets?

SC. Nothing!

RAD. Scientists, due to the wave nature of light, can not accept that “nothing” vibrates  through space. To remove or annihilate this “nothing”, they put forward a hypothesis of a very thin, weightless matter called ether, which fills all the space, and even the gap between the particles of an atom.

SC. What an incredible and imperceptible matter!

RAD. Yet for the scientists it is a very convenient and real object. One respectable scientist even insisted that the ether is the only reality and the particles of atoms, from of which matter is made, are just holes in the ether…

SC. So I am a hole in the ether?!?

RAD. Obviously! … Now I return to my subject. When the electrons of a high-frequency current frantically run back and forth, they produce, in the parts of the ether which surround them, oscillations, which spread throughout the ether.

SC. I don’t completely understand.

f04

Fig. 4. – Ring-shape waves spread (propagate) from the place where a stone fell into the water. The same thing happens in the ether, when a jump of an electron disturbs it.

RAD. Look! I take a stone and it throws on the surface of water in a pool (fig 4). What’s going on?

SC. The stone, by its ​​blow, disturbs the water, and now ring-shape waves spread from the place where the stone fell.

RAD. The same thing happens in ether, when the jump of an electron disturbs it. The parts of the ether next to an electron start vibrating and transmit the vibrations to the next, which it in turn transmit to the other, etc. As an analogy, we call this phenomenon ether waves.

Có lẽ bây giờ chúng ta đã quen với khái niệm “trường”, nhưng đọc đoạn trên có thể thấy là trước đây người ta rất khó tưởng tượng ra sóng lại có thể lan truyền trong chân không, không cần một môi trường gì.

21 responses to “Hiếu Tri và ether

  1. Hồi bé em cũng đọc cuốn “Radio thật là đơn giản” để học lắp đài. Thời xa xưa nữa thì có radio bằng gallent chứ không phải bằng Transitor. Lâu quá rồi không nhớ nữa.

  2. Tôi muốn tìm quyển “Radio thật là đơn giản” bản dịch của Trần Lưu Hân. Trả giá hậu hĩnh.

    • Tôi đã nhầm về người dịch cuốn này. Ông Đàm Trung Đồn dịch cuốn “Tranzito? Thật là đơn giản”, không phải “Radio? Thật là đơn giản”. Tôi đã chữa bài ở trên. Cám ơn thichhoctoan.

    • Lê Hưởng Đạo

      Mình có quyển đó nhưng chỉ là bản coppy.bác cần thì em gửi cho.số điện thoại của em 0942294154

      • Có một người đã nhắn với tôi là sẽ gửi một bản Radio thật là đơn giản. Cảm ơn tất cả mọi người.

    • Bác thichhoctoan có thể làm ơn share cuốn này để mình có thể photo lại không? Xin được cảm ơn và hậu tạ.

      • Công nghệ nano bây giờ có thể tạo một con chip của các hãng điện tử nổi tiếng trên thế giới như Quanlcomm Snapdragon,Exynos,MTK có thể tích hợp sản xuất hàng mấy tỷ con Transitor trên 1cm vuông,bây giờ mình lại lọ mọ lắp những cái đài thu thanh bắt sóng AM,FM bằng những con Transitor riêng lẻ thì buồn cười nhỉ?
        Ngày xưa mình nhặt nhạnh linh kiện của mấy cái đài hỏng về lắp một chiếc radio thu sóng trung AM,lần đầu tiên luôn theo kiểu khuếch đại âm tần đẩy kéo.Dùng 4 bóng Transitor của Nhật ,lắp trong một cái vỏ đài cầm tay to bằng bàn tay kiểu Trung Quốc thời năm 1990 vẫn sản xuất,lắp thành công sao nó hạnh phúc,rạng ngời trên khuôn mặt của mình cứ như Colombo tìm ra Châu Mỹ vậy.Hồi đó mình cũng có quyển sách Radio thật là đơn giản bằng tiếng Việt,không nhớ của tác giả nào dịch.Rồi đi bộ đội,chuyển nhà chuyển chỗ ở khác đến khi tìm lại thì tủ sách +mớ linh kiện của mình đã bị người không ham mê điện tử làm mất mát hết,bây giờ nhớ lại thấy tiếc thật.

  3. Chắc tôi không còn giữ cuốn đó nữa, bác THT ạ.

  4. Hồi nhỏ em có cuốn “Điện tử học lý thú” cũng rất hay. Sau đó là cuốn “Các hằng số vật lý cơ bản” do Đặng Mộng Lân dịch, và cuốn “Các lực cơ bản trong tự nhiên”. Ngãy xưa không có nhiều trò chơi như bây giờ nên có một quyển sách thú vị có thể ngấu nghiến đọc.

    Sau khi đọc thuyết tương đối hẹp và thí nghiệm Michelson thì em tin là không còn ether nữa. Sau đó mặc dù học phương trình Maxwell rồi vẫn không vui vì ánh sáng truyền được trong chân không, phải đến khi học vật lý lượng tử mới cảm thấy thoải mái.

  5. GS Sơn, cuốn “VTTH màu, thật là đơn giản!” đã được dịch ra tiếng Việt rồi, chỉ sau các cuốn kia một chút. Tôi nhớ có một chương về Lâu đài ánh sáng (?) nơi Hiếu Tri giảng cho Bất Tri về pha màu.
    Nhân tiện nói thêm, nguyên tắc tương thích giữa TH màu và TH đen trắng vẫn hơn hẳn những nguyên tắc tương thích “lùi” phổ biến ngày nay. Theo đó, TV luôn luôn phải hiển thị được hình ảnh thường của đài phát bất kể hệ nào, và hiển thị hình ảnh màu khi (a) TV là TV màu (b) đài phát màu (c) cùng hệ “mã hóa” màu.

    • Tôi vừa xem qua quyển Truyền hình màu, bản tiếng Nga, hình như câu chuyện trong chương đó xảy ra ở Palais de la Découverte ở Paris.

  6. Có ai từng đọc cuốn “Vật lý phổ thông trình bày theo lối mới” không nhỉ ? Cuốn này không rõ xuất bản năm nào, nhưng khoảng 82-83 thì nó đã bán trong hiệu sách cũ rồi.
    Cuốn này có cái kiểu giảng về một vấn đề, đến cuối tự dưng hỏi thêm độp 1 cái, mà không có giải thích, để buộc người đọc phải tự động não tìm ra câu trả lời.
    Trong số sách đọc hồi ấy, tôi chán nhất là cuốn Vật lý đại cương, 4 tập nhiều tác giả, có cả Landau và Kitaigorodsky (?). Sách dán gáy, đọc hết 1 lần là các trang bay lung tung ra ngoài :).

  7. Em cũng có cuốn “Vật lý phổ thông trình bày theo lối mới” tập nhiệt học, bìa giấy màu xanh thì phải. .

    Ngày xưa sách vật lý dịch từ tiếng Nga sang tiếng việt tuyệt hay. Bộ vật lý đại cương của Xavaliev thì hay và trình bày kỹ. Bài tập thì có cuốn bài tập vật lý đại cương của Irodov, sau đó là bài tập của tạp chí Kvant. Hồi cấp 3 em cũng ôm về 2 tập Giáo trình vật lý lý thuyết của Kompanheetx, em vẫn nhớ phần giới thiệu rất hoành tráng, nói rằng Kompanheetx là nhà vật lý lý thuyết chủ đạo của Liên xô, Nhưng đọc tới đọc lui cũng chỉ hiểu được phần cơ học và một ít phần điện động lực. Lúc đấy nghĩ sao những người nghiên cứu vật lý lý thuyết toàn là siêu nhân.

    Sau này khi có internet thì được thầy giáo ở đại học dạy cách tìm sách trên mấy trang download của Nga. Nhưng em vẫn thấy phần nội dung đại cương thì sách của Liên xô viết bài bản và chi tiết.

  8. Em tự hỏi có bao giờ người ta hồi phục lý thuyết ether và sử dụng nó làm nền như một đối tượng cơ bản hơn cả không – thời gian, từ đó đi đến thống nhất gravitation với mấy cái gauge-field còn lại không. Mong gs giải đáp ạ!

  9. Ngày xưa (bắt đầu khoảng năm 1986) tôi đã từng đọc qua 4 cuốn: Radio thật là đơn giản (khổ SGK, dày), Transistor thật là đơn giản (khổ SGK), Truyền hình thật là đơn giản (khổ A4), và Truyền hình màu thật là đơn giản. Quả là những tài liệu vô giá thời đó. Bây giờ chắc chẳng còn dùng vào việc gì, nhưng rất mong có cơ hội photo lại để làm kỷ niệm. Rất mong các bạn chia sẻ.

  10. Ngày xưa (bắt đầu khoảng năm 1986) tôi đã từng đọc qua 4 cuốn: Radio thật là đơn giản (khổ SGK, dày), Transistor thật là đơn giản (khổ SGK), Truyền hình thật là đơn giản (khổ A4), và Truyền hình màu thật là đơn giản. Quả là những tài liệu vô giá thời đó. Bây giờ chắc chẳng còn dùng vào việc gì, nhưng rất mong có cơ hội photo lại để làm kỷ niệm. Rất mong các bạn chia sẻ.

    • Tôi có những cuốn đó, những cuốn đó theo tôi nó vẫn còn nguyên giá trị bác ạ. Tôi đã phải đi khắp các hiệu sách cũ của Hà Nội và cuối cùng có duy nhất 1 hiệu sách còn và may mắn mua được trọn bộ này. Hiệu số 180 Bà Triệu giờ thì những cuốn không còn ngoài thị trường nữa, chắc chỉ còn trên giá sách của ai đó thôi

  11. Hôm nay trở trời, tự nhiên đi tìm thông tin trên Google cuốn “Radio thật là đơn giản”, lại tình cờ tìm lại được post của chính mình tại trang web này. Bác Nguyễn Thành Phụng có thể cho tôi xin thông tin liên hệ của bác được không (email + phone + địa chỉ). Thông tin của tôi Mr. Quế, mobile 090-328-3848, email: QueNguyen1C@gmail.com, địa chỉ ở phố Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà nội. Nghe bác nói về hiệu sách 180 Bà Triệu thì chắc là bác cũng ở Hà nội giống tôi. Tôi xin phép liên hệ để sao chép lại mấy cuốn sách đó làm kỷ niệm. Nếu bác cho mượn để tôi bỏ công ra scan màu lại rồi chia sẻ lên đây thì thật là tuyệt vời. Xin cảm ơn trước.

  12. Đoàn trọng Đính

    Tôi cũng đang tìm kiếm bộ 3 cuốn sách đó mà không dược, . Ai có thì bán lại cho tôi có được không? SĐT của tôi là 0934428543, gmail dinh58hp@gmail.com

  13. Thân gửi mọi người địa chỉ download 3 cuốn sách

    https://dl.vxtgroup.com/old-books/Electronics/

    Radio thật là đơn giản
    Transistor thật là đơn giản
    Truyền hình thật là đơn giản

    QueNguyen1C@gmail.com / 090-328-3848

  14. Pingback: Download PDF sách cũ “Radio thật là đơn giản” | Que Nguyen's blog

Leave a comment