Trứng gà có kích thước khoảng 5 cm chiều dài, luộc 6 phút thì ăn được. Trứng đà điểu kích thước 15 cm chiều dài, hỏi luộc bao nhiêu phút thì ăn được?
Recent Comments
- SonLe on X17 phá lưới
- Dung Nguyen on Nhóm tái chuẩn hoá: một cuộc cách mạng về nhận thức
- Mười Tạ on Maldacena: Hình học và rối lượng tử
- Đạt on Maryam Mirzakhani và bài toán 4 màu tự chọn
- Tien Nguyen Dinh on Luộc trứng
- Nguyễn Hữu Trưởng on Số c và số q
- BBD Centre on Nguyên lý bất định
- Đoàn trọng Đính on Hiếu Tri và ether
- Nhật on Nguyên lý bất định
- Que Nguyen on Hiếu Tri và ether
- aivietiti on X17 phá lưới
- Dung Nguyen on X17 phá lưới
- damtson on Hideki Yukawa: Thơ và khoa học
- Dung Nguyen on Hideki Yukawa: Thơ và khoa học
- Hideki Yukawa: Thơ và khoa học — Dam Thanh Son’s Blog – 一期一会 on Hideki Yukawa: Thơ và khoa học
-
Recent Posts
- Hirosi Ooguri: cậu học sinh tìm bán kính trái đất
- Valery Rubakov (1955-2022)
- Nhóm tái chuẩn hoá: một cuộc cách mạng về nhận thức
- Stueckelberg
- Thư ngỏ của các nhà khoa học và nhà báo khoa học Nga phản đối chiến tranh với Ukraina
- Нгуен Ван Хьеу: физик-теоретик высокого класса
- Andrei Sakharov và bài toán về đồng hồ
- X17 phá lưới
- Hideki Yukawa: Thơ và khoa học
- Tính nhẩm
- Tuổi chó, tuổi người
- A problem by Sakharov
- Origin of the term “ghost” used in quantum field theory
- Huy chương Dirac của ICTP năm 2018
- Ở đâu có đối xứng, ở đó có bảo toàn
Categories
Archives
Khoa học máy tính
- An error has occurred; the feed is probably down. Try again later.
Vuhavan’s blog
Sổ tay Thích Học Toán
Bếp rùa
ZetaMu
- An error has occurred; the feed is probably down. Try again later.
Le Minh Khai
Hà Huy Khoái
Alta’s blog
- An error has occurred; the feed is probably down. Try again later.
18 phút, thưa Giáo sư Sơn.
Thể tích lớn gấp 27 lần, nhẽ cần 27x thời gian luộc. Tuy nhiên diện tích bề mặt lớn gấp 9x nên chỉ còn cần 3x thời gian thôi.
Lời giải nghe có vẻ có lý, nhưng thực tế không đơn giản như vậy!
Đã hiểu, bị thiếu 1 factor. Cảm ơn Giáo sư.
Em vẫn chưa hiểu điều kiện “trứng chín” là như thế nào ạ? Khi bề mặt trứng và tâm trứng có nhiệt độ đồng nhất (bằng với nhiệt độ sôi của nước)?
Trong bài này ta hiểu “trứng chín” đơn giản là lúc nhiệt độ trong tâm quả trứng bắt đầu đạt đến nhiệt độ mà protein bị “kết tủa”, tức là lúc lòng đỏ, lòng trắng trứng từ lỏng biến thành rắn do cấu trúc không gian của các phân tử protein bị thay đổi (xem ở đây). Điều này xảy ra ở nhiệt độ khoảng 70 độ C. Xem thêm bài này.
(15/3)^2*6 phút
Câu trả lời của bạn NHV là đúng. Có 3 thứ ta cần phải tính đến trong bài này: 1) thể tích của trứng đà điểu hơn trứng gà 27 lần; 2) diện tích bề mặt tăng gấp 9 lần; 3) gradient của nhiệt độ giảm đi 3 lần. Do định luật về truyền nhiệt của Fourier, dòng nhiệt qua một đơn vị diện tích vỏ trứng giảm đi 3 lần, do đó toàn bộ dòng nhiệt qua vỏ trứng chỉ tăng lên 3 lần, chứ không phải 9 lần. Thời gian luộc trứng đà điểu như vậy tính ra là 54 phút, không phải rất xa so với kết quả thực nghiệm (http://daubepvietnam.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-cac-loai-trung.html)
Công thức viết ở trên có lỗi typo, phải thay 3 bằng 5 (chiều dài trứng gà) thì mới đúng, tức là (15/5)^2*6 phút. Kết quả này rút ra từ lập luận rằng dẫn nhiệt là quá trình khuếch tán và kết quả cơ bản của hiện tượng khuếch tán: “quãng đường tỷ lệ với căn bậc hai của thời gian”. Nhưng sau khi đọc giải thích của GS thì không biết lập luận này có ổn không nữa 😀
Tại sao lại không ổn? Rất ổn chứ! Cám ơn bạn NHV đã cho một lời hết sức đơn giản và thú vị.
Trứng chim cút có đường kính bằng khoảng 1/3 trứng gà, nếu tính theo cách của GS thì thời gian luộc trứng chim cút chỉ bằng 1/9 thời gian luộc trứng gà, tức là khoảng 40s, nhưng thực tế vẫn cần vài phút để luộc chín trứng chim cút. GS thấy việc này nên giải thích như thế nào ạ?
Thưa thầy Sơn, tại sao gradient nhiệt độ lại giảm 3 lần vậy ạ?
Không hiểu sao lần thứ hai em vẫn viết 15/3 thay vì 15/5! Liệu GS có thể sửa giúp comment ở trên?
Thú thực, em không còn nhớ gì về định luật Fourier và các chi tiết liên quan đến quá trình truyền nhiệt (hệ quả của cách dạy, học, và thi rất hình thức, theo kiểu nhắc lại bài vốn đã từng và hiện vẫn đang phổ biến ở các trường đại học VN). Thế nên khi đọc giải thích của GS em có cảm giác lời giải của mình là “too good to be true”. Do lười đọc lại kiến thức về truyền nhiệt để xem có thể “kết nối” lời giải của GS với lời giải của mình không, cho nên em mới nêu băn khoăn của mình. Cám ơn GS đã confirm và có cả lời khen! 🙂
Solution:
Heat flow proportional ~ Area*thermal gradient ~ l^2 /(l) ~ l. Energy needed ~ l^3. Time needed ~ energy needed/(heat flow) ~l^2. Therefore you need 9 times more time for a 3 times larger object.