Viện Hàn lâm

Một trong những tin cuối năm nay là Thủ tướng đã ban hành nghị định về chức năng và quyền hạn của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Cụm từ “Viện Hàn lâm” vẫn được dùng trong tiếng Việt  để dịch tên các tổ chức khoa học uy tính nhất, quy tụ các nhà khoa học lớn nhất ở các nước phát triển. Viện Hàn lâm khoa học Nga được  hoàng đế Piotr I thành lập năm 1724, trong những thành viên đầu tiên là có anh em Bernoulli và Euler. Viện Hàn lâm khoa học Pháp do vua Louis XIV thành lập năm 1666 và Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ do tổng thống Lincoln thành lập năm 1863 đều là những tổ chức rất có uy tín. Tôi luôn hy vọng ở Việt Nam sẽ có một tổ chức có uy tín như thế.

Nhưng đọc Nghị định thì có thể đoán là Chính phủ chưa định lập ra một tổ chức như vậy. Điều 1, khoản 1 của Nghị định quy định “Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ”, không giống ở các nước trên, nơi Viện Hàn lâm là tổ chức độc lập. Ví dụ sắc lệnh năm 1991 của tổng thống Nga Yelsin quy định “Viện Hàn Lâm khoa học Nga là tổ chức tự quản lý (самоуправляемая), hoạt động trên cơ sở pháp luật Liên bang Nga và điều lệ của bản thân Viện.”

Có lẽ là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Viêt Nam là cái tên mới của một tổ chức đã có, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tuy nhiên tôi không tìm thấy quyết định đổi tên Viện này thành Viện Hàn lâm, hay quyết định thành lập Viện Hàn lâm. Tôi chỉ tìm thấy mỗi nghị định nói trên nhưng trong nghị định không thấy viết là căn cứ vào quyết định thành lập hay đổi tên nào. Bạn nào biết những văn bản đó ở đâu xin chỉ giúp.

Một điểm đáng chú ý trong Nghị định trên là Điều 2 về Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Hàn lâm. Trong hai nhiệm vụ đầu tiên có “Trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam…” và “Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới, đổi tên, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thuộc thẩm quyền của Thủ tướng”. Hình như có sự nhầm lẫn giữa nhiệm vụ của Viện và một số việc của ông/bà Viện trưởng.

Advertisement

6 responses to “Viện Hàn lâm

  1. “Theo đề nghị của Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;” — Có lẽ Viện KH-CN VN muốn đổi tên cho nó hợp thời đại mới. Các cán bộ viện Hàn lâm mới sẽ được gọi là “Viện Sĩ” ? Trong mục “cơ cấu tổ chức” thì toàn là thành viên của viện KH-CN VN. Hai cái nhiệm vụ đầu tiên mà GS liệt kê là 2 nhiệm vụ báo cáo cho thủ tướng mọi vấn đề phát sinh liên quan tới viện Hàn lâm mới. Nói tóm lại là “bình mới rượu cũ”.

  2. Viện Hàn lâm mà chỉ vài người xứng đáng thì thành lập viện để làm gì??? Các nước lớn, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật phát triển mới có viện Hàn lâm. Các nước nhỏ làm gì có. Nhật bản, Hàn quốc đã có chưa???

    • Nhật Bản, Hàn Quốc có tổ chức các Viện Hàn lâm của họ khá sớm, theo mô hình phương Tây. Còn ở Việt Nam đã có thể tổ chức Viện Hàn lâm như các nước phương Tây hay chưa thì là một việc cần phải bàn bạc kỹ. Tôi nghĩ một tổ chức độc lập, có uy tín, với tiêu chí chính là quảng bá cho khoa học kỹ thuật, cũng có thể là một điều tốt vào lúc này. Tôi không được biết những suy nghĩ và bàn bạc về vấn đề sử dụng cái tên Viện Hàn lâm ở Việt Nam.

  3. Em nghĩ đây chỉ là cái tên gọi và dịch thuật thôi. Cho nó tương đương với viện khoa học xã hội gọi là Vietnam Academy of Social Sciences. Em nghĩ nhà nước chưa hề có ý định lập viện hàn lâm như tây. Trình khoa học yếu kém thì lập viện ấy làm gì

    http://www.vass.gov.vn/

  4. Điều 3. Viện Giám định Y khoa là cơ quan sự nghiệp nghiên cứu khoa học có chức năng khám, giám định và giám định lại khả năng lao động cho các đối tượng đã trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu bị thương, bị bệnh, người lao động thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế bị bệnh, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; xác định tình trạng sức khỏe và khả năng lao động của người lao động theo yêu cầu của các tổ chức sử dụng lao động và người lao động theo quy định của Bộ Y tế.

  5. Anh ơi, ít nhất thì trong chuyện này họ cũng được cái “thật thà”. Theo em biết, Hội Chữ thập đỏ trên danh nghĩa thì họ làm giống như các nước, nghĩa là độc lập với nhà nước, nhưng trên thực tế thì vẫn thuộc quyền quản lý của Bộ hay Sở Y tế. Họ hoàn toàn có thể làm như thế với “Viện Hàn lâm” mà ko… thèm làm, anh còn kêu gì nữa?

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s