Bài nói chuyện ở trường Hà Nội – Amsterdam

Hôm nay (28/12/2011) tôi có một buổi nói chuyện cho học sinh trường phổ thông trung học Hà Nội – Amsterdam. Đầu đề của bài nói chuyện là “Các hằng số vật lý”. Bản pdf của bài nói chuyện ở đây.

6 responses to “Bài nói chuyện ở trường Hà Nội – Amsterdam

  1. Kính thưa giáo sư, hôm nay em là gv trường HN-Ams, hôm nay em được nghe phần đầu của giáo sư rất hay, nhưng rất tiếc em phải đi có việc ở cuối buổi nói chuyện của giáo sư nên em chưa kịp hỏi GS một số câu hỏi mà em thắc mắc ạ. Em cũng đam mê đọc những kiến thức về vũ trụ từ rất nhỏ về sự hình thành của hố đen, sự hình thành của sao siêu mới,… và cũng xem nhiều tài liệu về sự hình thành của hố đen.
    1/ Em có thể hỏi GS là mọi vật chất đều bị hút vào bởi hố đen, vậy liệu có tồn tại “hố trắng” là mọi vật chất bị đẩy ra ko?

    Em cũng rất yêu thích vật lý, nhưng em lại đi vào ngành Toán GS ạ, em vẫn thường nghĩ về mối liên hệ giữa không gian 2 chiều, 3 chiều, nhiều chiều
    2/ Một con kiến di chuyển trong không gian hai chiều đi từ mặt đất lên tới mặt bàn nó phải bò một quãng đường khá nhiều, thía nhưng vẫn hai địa điểm đó trong không gian 3D một con muỗi bay từ mặt đất lên tới bàn thì mất quãng đường ngắn hơn.
    Chúng ta đang sống trong không gian 3D, liệu còn có một không gian 4D nào đó để quãng đường đi từ Việt Nam sang Mỹ được rút ngắn ko ạ?

    Em xin cảm ơn giáo sư

    Cai Việt Long
    caivietlong@gmail.com

    • Phương trình Einstein có những nghiệm mô tả “lỗ trắng”. Tuy nhiên khi một lỗ đen được hình thành ra trong điều kiện của thiên văn thì nó không thành “lỗ trắng” được.

      Còn về câu hỏi của bạn về không gian nhiều chiều hơn, thì có nhiều giả thuyết là không gian của ta còn nhiều chiều hơn nữa, nhưng ta bị cầm tù trên một mặt trong không gian 3 chiều này. Trong một số lý thuyết thì lực hấp dẫn có thể đi ra những chiều kia. Tuy nhiên hiện nay không có một bằng chứng thực nghiệm gì cho sự tồn tại của những chiều khác của không gian.

  2. Cháu chào chú Sơn, cháu xin hỏi là điều kiện để hình thành một lỗ đen là gì ạ,cháu xem mấy video trên youtube thì thấy lỗ đen khi đi qua một hành tinh thì nó hút vật chất vào trong nó,và thấy nó lớn lên, vậy nó có mất đi không ạ,và nếu có thì trong điều kiện nào nó mới mất đi ạ
    Cháu đọc trong các tài liệu thì nói lỗ đen hút cả ánh sáng vào trong nó, nhưng nếu như vậy thì làm sao mà ta quan sát đc nó, bởi vì theo cháu nghĩ thì cần có ánh sáng phản xạ lại thì ta mới nhìn tháy đc
    Cháu theo ngành cntt,nhưng từ cháu cũng rất thích tìm hiểu về thiên văn,các hiện tượng vật lý,nếu đc cháu mong chú giải đáp giúp cháu
    Cháu cám ơn chú rất nhiều
    Năm mới cháu xin chúc chú Sơn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe,hạnh phúc,an khang thịnh vượng

    • Để hình thành một lỗ đen, ta phải có một ngôi sao đủ nặng, khi ngôi sao này bị tắt thì nó sẽ biến thành lỗ đen (bạn có thể xem bài về sao Lùn trắng trước đây và những thảo luận xung quanh nó).

      Ta không quan sát được lỗ đen một cách trực tiếp, nhưng ta quan sát được các ngôi sao quay quanh nó, và vật chất rơi vào nó.

      Khi vật chất rơi vào trong lỗ đen, nó cuối cùng sẽ rơi vào điểm kỳ dị, ở đó mật độ vật chất rất cao. Bản chất của điểm kỳ dị là gì thì ta vẫn chưa biết.

  3. Chảnh Công Tử

    Chú Sơn và bạn Minh Quang,

    Dưới đây là những cách mà các nhà thiên văn sử dụng để phát hiện ra hố đen cũng như tính ra khối lượng của chúng

    I. Khi vật chất rơi vào hố đen sẽ tạo ra một đĩa vật chất gọi là accretion disk (mình chịu, không dịch sang TV chính xác được), vật chất trong đĩa này sẽ bị “nung nóng” do hai quá trình chính: 1) Do sự biến đổi thế năng thành động năng, sau đó do mật độ vật chất trên đĩa là rất lớn nên vật chất ma sát với nhau và chuyển động năng thành nhiệt năng. 2) Do quá trình “xoắn” của các lớp vật chất trên đĩa (tưởng tượng gần gố đen, lực thuỷ triều giữa 2 lớp vật chất gần nhau là rất lớn). 3) Có thể có quá trình Shock Heating từ những lớp vật chất bên trong khi vận tốc của chúng vượt qua vận tốc âm thanh ảnh hưởng ra các lớp vật chất bên ngoài. Tất cả những hiệu ứng này đều chuyển năng lượng của vật chất trên accretion disk thành nhiệt năng làm cho nhiệt độ của disk tăng lên hàng triệu độ Kelvin làm bức xạ ra tia X. Bằng cách quan sát bức xạ tia X trong các nhà thiên văn có thể suy đoán ra được tại trung tâm của vùng bức xạ tia X này là một hố đen.

    II. Có một cách khác nữa để nhận biết hố đen là quan sát hiệu ứng Thấu Kính Hấp Dẫn (Gravitational Lensing), trong trường hợp này lỗ đen phải ở gần chúng ta hơn vật thể mà ta quan sát thấy ảo ảnh!

    III. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về Observational Astronomy đã xác nhận có tồn tại những hố đen siêu khổng lồ, khối lượng từ 10^6-10^8 khối lượng Mặt Trời, tồn tại ngay tại trung tâm của các thiên hà: Thông thường các thiên hà hình elip thì có hố đen siêu khổng lồ ở trung tâm, các thiên hà xoắn ốc có hố đen khối lượng tương đối nhỏ hơn, và các thiên hà lùn (không xác định hình dạng) thì hố đen trung tâm tương đối nhỏ < 10^6 khối lượng mặt trời, và rất khó quan sát thấy. Người ta quan sát bức xạ radio ở tần số 5GHz và bức xạ tia X ở năng lượng 2-10keV và sử dụng công thức thực nghiệm để tính ra khối lượng của các hố đen trung tâm thiên hà này.

  4. chào GS Sơn, giáo sư có thể mô tả rõ hơn về accretion disk quanh lỗ đen và giải thích nó hình thành như thế nào giúp cháu được không ạ?

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s