Nguồn gốc của Trò chơi Trí Uẩn

Chắc nhiều người lớn lên ở Việt Nam những năm sau 1975 còn nhớ “Trò chơi Trí Uẩn”. Tôi nhớ bố tôi mua bộ trò chơi này ở Bách hóa Tổng hợp ở Hà Nội. Bộ này gồm có 7 miếng gỗ và một quyển sách nhỏ, mỗi trang in 1-2 hình, tổng cộng có 100 hình. Những hình này kiểu như silhouette, người chơi phải xếp 7 miếng gỗ lại để thành những hình đó. Ở bìa sách ghi “Trò chơi Trí Uẩn – Bảy miếng nghìn hình”. Tôi nhớ mình vẫn thắc mắc còn 900 hình kia đâu. Dưới mỗi trang là 1-2 câu thơ, làm thành một bài thơ rất dài, bắt đầu là

“Sử vàng nước Việt Nam ta
Viết bằng lưỡi kiếm chói lòa chiến công
(hình thanh kiếm)
Hai nghìn năm trước, bà Trưng
Cưỡi voi ra trận lẫy lừng trời Nam
(hình người cưỡi voi)
Năm ba mươi, trống Nghệ An
Xua tan đêm tối, giang san ửng hồng
(hình như là hình cái trống)
Thu về, cách mạng thành công (hình như có một hình gì đó ở đây)
Búa liềm chung sức đồng lòng tiến lên (hình búa liềm)…

Mỗi hình được gán với một số điểm nhất định, hình nào dễ là 5-10 điểm, hình khó có thể tới 500 điểm. Số điểm này, theo giải thích trong sách, là số phút trung bình để giải ra hình đó. Tôi nhớ có hai hình khó, mỗi hình 500 điểm ở trên cùng một trang sách, đó là chân dung nhìn nghiêng của Marx và Lenin (câu thơ ở dưới: “Sáng ngời Đảng Mác Lê-nin dẫn đường”). Bộ đồ chơi này gây ấn tượng rất mạnh với tôi. Lúc lớn lên không có mấy ai chơi trò này nữa, và bộ đồ chơi này ở nhà tôi cũng đã thất lạc từ lâu, nhưng tôi vẫn nhớ như in cách xếp 7 miếng gỗ của Trò chơi Trí Uẩn thành một hình chữ nhật, tỷ lệ 4×5. Đó là cách xếp trong hộp lúc mới mua về:

triuan

Nhưng nguồn gốc của trò chơi Trí Uẩn là ở đâu? Từ trước đến nay tôi chỉ tìm được trò Tangram là có vẻ gần với trò chơi Trí Uẩn nhất. Tangram cũng có 7 miếng, nhưng hình dạng các miếng khác so với Trí Uẩn.

Gần đây tìm hiểu về Tangram trên mạng tôi tình cờ tìm được website sau đây: Tangram and Anchor Stone puzzles

Các bạn vào website trên và nhìn ảnh Puzzle No. 10, “Kreuzspiel”, và sẽ thấy nó giống hệt bộ trò chơi Trí Uẩn. Theo tác giả website này thì những bộ này được một hãng của Đức sản xuất cuối thế kỷ 19. Nếu như vậy thì chắc là ông Trí Uẩn lấy bộ này để làm ra những hình trong bộ trò chơi của mình.

Tôi hoàn toàn không có ý định hạ thấp uy tín của ông Trí Uẩn — trái lại, tôi chắc là những hình như búa liềm, Marx hay Lenin không thể có trong bộ trò chơi của Đức sản xuất cuối thế kỷ 19 kia, và chắc phần lớn các hình trong số 100 hình tôi xếp hồi bé là do ông Trí Uẩn nghĩ ra. Nhưng tôi nghĩ, ta cũng nên xác định cho đúng lịch sử của trò chơi này: người ta đã chơi nó từ trước đây rất lâu.

Trò chơi Trí Uẩn đã được xuất bản lại ở Việt Nam (google “Trò chơi Trí Uẩn” là ra). Bộ này với tên “Lucky Puzzle” có bán ở một website ở Canada (bằng nhựa), và ở Nhật (bằng gỗ).

50 responses to “Nguồn gốc của Trò chơi Trí Uẩn

  1. Pingback: Blog của 5xu

  2. Phan Hữu Hùng

    Theo em giờ đây chúng ta đã hội nhập quốc tế , việc đúng sai thế nào cần làm rõ vì cây kim trong bọc chắc chắn có ngày phải lòi ra.
    Trên tay em hiện tại là bộ trò chơi Trí Uẩn do người nhà của Trí Uẩn là Nguyễn Trí Hùng xuất bản lại . Trong đó có khẳng định bản quyền về phát minh ra trò chơi này. Giờ đọc thấy bài này ko khỏi nhiều suy nghĩ … Mong có dịp hiểu rõ nguồn gốc 1 trò chơi theo em là rất sáng tạo và rất hay.
    Thân ái !

  3. Ôi, hay thật. Hồi nhỏ tôi rất thích cái trò này, thậm chí còn ” tự bịa” ra nhiều kiểu không giống ai 🙂 , cứ tưởng là chỉ hoàn toàn của VN. Đến bây giờ mới biết. Cám ơn bác.

  4. Có một chi tiết thú vị về ông Trí Uẩn.Câu chuyện này các ông U70 ở UBKHNN (39 Trần Hưng Đạo) chắc đều biết.Đó là chuyện ông TU “chứng minh” cầu phương được hình tròn.!!!Rồi người ta phải lập hội đồng để ông TU trình bày.Bước ra khỏi phòng họp ông TU chỉ mặt GS Lê Văn Thiêm nó rằng “ông là một trí thức tư sản”.!!!!

  5. Thông tin bây giờ rất nhiều, tôi nghĩ không chỉ nghe từ một hướng mà cho là đúng được.
    Theo tôi biết, ông Trí Uẩn đã tự nghĩ ra khi đang ẩn nấp, trốn tránh sự truy lùng của Pháp. Đầu tiên bộ chắp hình này được ông đặt là : Everesto- nửa tiếng Pháp, nửa tiếng Nhật để tránh bị phát hiện. Về sau này, có một lần Hồ Chủ Tịch biết được bộ chắp hình này và khi biết tác giả là ông Trí Uẩn đã hỏi tại sao không lấy tên tác giả để đặt vì rất phù hợp. Ông Trí Uẩn đã đổi tên bộ chắp hình của mình thành Trí Uẩn từ đó.
    Chuyện cầu phương hình tròn: là chuyện có thật. Ông Trí Uẩn đã dành gần trọn đời mình cho đến cuối đời để nghiên cứu. Tuy nhiên không thành công. Tôi muốn nói thế này, con người có những cái không hay nếu đem ra để mà nói này nói nọ thì không chỉ có một mình ông Trí Uẩn, mà cả cái UBKHNN của bạn zonzon507 chắc cũng có một đống chuyện để nói. Trong thời buổi ấu trĩ ấy, nếu ông Trí Uẩn nói câu khác câu: “ông là một trí thức tư sản” thì mới là lạ

  6. Khi nghe thay thong tin nay toi rat buon. lan dau tien khi duoc tiep can voi tro choi nay va doc huong dan cung nhu loi gioi thieu toi da rat mung vi Viet Nam cung co mot tro choi day chi tue nhu nay.Toi cam thay vui. Nhung khi doc duoc thong tin nay toi khong hieu lieu do tac gia bai nay co dung khong? Neu thuc su do ong Tri Uan lam ra thi that toi cho ong.

  7. Nguyen Duc Toan

    Là một người đam mê trò chơi Trí Uẩn, không hiểu Đàm Thanh Sơn không tự tin vào người Việt Nam hay là không tự tin và chính bản thân mình nữa. Theo tôi không chỉ vì thấy Tangram với trò chơi Trí Uẩn đều cùng làm bằng gỗ mà bạn đã liên tưởng lệch lạc đến thế. Trò chơi Trí Uẩn có bề dày lịch sử đã 70 năm rồi. Với thăng trầm của lịch sử trò chơi vẫn mang giá trị đích thực của nó. Với những thắc mắc của bạn thì tại sao bạn không đến nhà tác giả để hỏi anh Nguyễn Trí Hùng là con trai của cụ để hỏi xem sao, tôi chắc rằng bạn sẽ thu được nhiều điều bổ ích và thú vị hơn cả 900 hình mà bạn còn thắc mắc. Với chi tiết của trò chơi này, nhà toán học người Pháp đã mua về để chắp một số hình thì thấy trò chơi đầy sức tưởng tượng và lý thú thì bạn có nghĩ được rằng họ sẽ mang về để phổ biến cho nhiều người chơi không? Với tôi, trò chơi này đã mang lại cho tôi sức tưởng vô bờ bến, rèn luyện trí óc và cho tôi ý chí quyết tâm giải được mọi bài toán áp dụng trong công việc. Thầm cảm ơn ông đã sản sinh ra trò chơi trí tuệ này.

    Thân ái

    • Cám ơn các bạn Duong Doan và Nguyen Duc Toan đã góp ý. Tôi tôn trọng ý kiến của các bạn, nhưng mời các xem lại bài của tôi và nhìn ảnh trò chơi Kreuzspiel xuất bản ở Đức vào cuối thế kỷ 19 trong cái link ở đó. Các bạn cũng có thể tham khảo website sau: http://www.puzzleworld.org/Puzzleworld/puz/kruezspiel.htm và so sánh cái ảnh trò chơi đó và trò chơi Trí Uẩn để tự đi đến kết luận cho bản thân mình.

      Thân ái.

    • Tôi chả tin ông Trí Uẩn nghĩ trùng hợp được như vậy. Các nhà toán học tính thử xem xác xuất trùng hợp đến 7 mảnh với hình dáng phức tạp như vậy nhỏ đến mức nào??

      Chúng ta nên trung thực. Cái gì không phải của người Việt thì không nên vơ vào. Việt nam ta đã có truyền thống “cầm nhầm” quá lâu rồi.

      Chắc chắn đây là 1 vụ “cầm nhầm”. Ông Trí Uẩn đã lấy của dân Tầu. Tôi nghĩ họ hàng nhà ông Trí Uẩn tràn vào đây để bênh vực ông ta thôi.

  8. Nguyen Duc Toan

    Tôi cũng hiểu được sự tìm tòi và tìm kiếm của bạn. Và cũng rất tôn trọng của sự tìm tòi đó, nhưng quan điểm của tôi lại không trùng với quan điểm của bạn. Vì tôi nghĩ, các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được bao nhiêu giống lúa và đã phải nhập ngoại bao nhiêu giống lúa để có được sản lượng như ngày hôm nay, chắc đó là việc của các nhà khoa học. Còn tôi chỉ hiểu một điều chắc chắn rằng nhờ một phần công nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam mà hiện nay Việt Nam ta từ một nước thiếu ăn mà trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng trong top đầu của thế giới. Và nếu học sinh nào khi nghe giáo sư giảng bài đều nghĩ rằng các bài mà giáo sư sẽ giảng đều có thể tìm kiếm được trên mạng cả thì chắc cũng chả ai còn muốn nghe giáo sư giảng bài nữa. Còn đối với tôi thì rất tôn trọng các công trình khoa học, đó là những tấm gương đã được đúc kết thực tế trong cuộc sống bao gồm cả những thất bại và thành công. Và công việc của chúng tôi luôn thực hiện công việc nghĩ gì và làm gì để công hiến tới xã hội.

    Thân ái

    • Trong các vấn đề bạn nêu ra, có một vấn đề rất quan trọng đối với những người đứng trên bục giảng, là trong tình trạng thông tin trong sách vở và trên mạng rất nhiều, làm thế nào để làm cho bải giảng vẫn có ích và lôi kéo sinh viên. Tại sao sinh viên phải đến nghe giảng nếu như có thể tự đọc được mọi thứ trong sách, hoặc trong các bài giảng có thể download được từ các trường nổi tiếng thế giới như MIT (xem ở đây) ? Theo tôi, ở mức đại học, sinh viên phải tự học là chính, và nhiệm vụ của người giáo sư là 1. khơi gợi trí tò mò, 2. định hướng sinh viên vào con đường đúng đắn, tránh những sai lầm làm mất thời gian, giải quyết vấn đề mất định hướng do thông tin quá nhiều, và 3. chỉ ra sự liên quan và thống nhất giữa những lĩnh vực khác nhau mà khi người sinh viên mới đọc thường không hình dung được. Thông tin trên mạng là công cụ rất tốt để học và để giảng dạy.

  9. Tôi cũng đã và đang chơi trò chơi Trí Uẩn. Có lúc gặp phải bài của cô giáo giao cho cậu con trai 5 tuổi là hãy vẽ một cái thuyền ở trên mặt nước rồi tô màu lên đó. Bí quá tôi liền nghĩ ngay tới trò chơi Trí Uẩn có cái thuyền buồn (hình 74) và tôi liền chắp và vẽ luôn cho cậu con. Cậu con khoái lắm liền tô màu luôn và cũng không quên vẽ thêm phần lượn sóng của mặt nước. Và khi đọc được lịch sử hình thành và phát triển của bộ trò chơi do ông Trí Uẩn tạo ra thì tôi mới thấy rất khâm phục, trò chơi được sinh ra khi ông Trí Uẩn đang hoạt động cách mạng. Trò chơi này cũng có một phần đóng góp trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của người Hà Nội. Nên tôi nghĩ đó là trò chơi của cuộc đời Ông. Hiện nay với khả năng công nghệ thông tin bùng nổ, chúng ta có thể tra cứu được nhiều thông tin nhiều chiều để tìm hiểu và tham khảo. Theo tôi, một trò chơi đã có giá trị lịch sử của nó thì hãy để nó phát triển theo đúng lịch sử của nó. Chứ với nhận xét của bạn Đàm Thanh Sơn thì bạn đã bao giờ nghĩ rằng có một người nào đó cũng nghĩ rằng mọi công trình của bạn được nêu trên Blog của bạn cũng chỉ sao chép và cóp nhặt từ những trang khác mà thôi.

    Chúc blog của bạn thực sự hữu ích cho đông đảo bạn đọc

    Thanks

  10. Nguyen Duc Toan

    Vâng, được bạn phân tích như vậy là tôi thấy rất mừng vì tôi đang đứng trên bục giảng và cũng đang nghiên cứu một số đề tài trong ngành toán học. Thật lòng mới đọc “Nguồn gốc của Trò chơi Trí Uẩn” làm cho tôi bị sốc. Vì hiện nay rất nhiều công thức toán học đều có nhiều tác giả cùng đứng tên, vậy ta có thể hiểu được rằng với những công trình mang giá trị lớn cho thế giới thì ý tưởng sẽ trùng nhau, mặc dù những con người đó đều có thể không biết nhau. Và như thế ngày càng có nhiều nhà khoa học dám dũng cảm nghiên cứu khoa học để đóng góp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Còn cái gì đã có giá trị lịch sử thì lịch sử sẽ công nhận và tồn tại vĩnh cửu. Còn công việc hiện tại của chúng ta là được hưởng những giá trị lịch sử mà các cụ đã để lại.

    Chúc công việc của bạn ngày càng tốt đẹp

    Thân ái

  11. Tôi rất thích các ý của bạn Nguyen Duc Toan. Rất trung lập. Tôi cũng rất mong rằng sự ra đời của trò chơi ghép hình Trí Uẩn đúng như những gì thông tin tôi có được. Nếu đúng như thế, thì thật đáng tự hào đúng không các bạn?

  12. Cháu mới mua bộ trò chơi Trí Uẩn này.
    chú Sơn có thể nói về cách suy nghĩ của chú khi chơi trò này không ạ? Hướng suy nghĩ cơ bản, cách nhìn hình và tư duy…
    ví dụ như trò “vừng ơi mở ra”: http://www.gamma-edugames.com.vn/productDetail.aspx?prodID=76&
    lúc đầu cháu loay hoay ko được. sau làm đc 1 cái rồi nghĩ: à, chỉ là cho 2 lỗ hổng gặp nhau là sẽ đc. Với cách nghĩ đó cháu làm 6 cái còn lại rất nhanh

    cháu chưa hiểu là tại sao lại là 7 miếng gép này, logic của nó thế nào mà tạo được nhiều hình thú vị đến như vậy

    • Chú cũng chẳng có phương pháp gì đâu, mò là chính. Nhưng có một bước có thể làm tiết kiệm được một ít thời gian mày mò, là xác định kích thước tuyệt đối của hình vẽ mình muốn xếp. Giả sử ta muốn xếp hình chữ thập. Một chữ thập là 5 hình vuông ghép lại. Giả sử ta quy định đơn vị độ dài là cạnh bé nhất của miếng bé nhất. Lúc đó thì tổng diện tích của 7 miếng sẽ là 20, và do đó ta biết mỗi hình vuông sẽ phải là 2×2.

  13. tổng diện tích là 20 đơn vị, cái này có ích thật, cháu cảm ơn ạ!
    Cháu lấy 2 miếng bất kì rồi xếp mọi cách xem đc những hình nào. rồi 3 miếng,… rồi từ 1 hình nhỏ có những cách nào để tạo ra nó (chẳng hạn hình vuông 2×2 có 8 cách). Rồi lúc mày mò cũng để ý nhiều đến ước lượng độ dài. Cháu xếp 2 ngày nay, cũng quen tay hơn. xếp được khá nhiều rùi.
    Nhưng có lẽ là có 1 số phương pháp nào đấy để xếp cái này. Ví dụ như hiểu đc tại sao lại là 7 miếng này chẳng hạn. h có 1 số hình cháu loay hoay mãi chưa ra 😦
    Trò này rất hay và xem blog này chắc là cũng nhiều người rất giỏi. hi vọng có nhiều người để tâm tìm tòi, phát triển nó 😀

    • Có một bài toán như sau cho tất cả những người thích chơi trò chơi Trí Uẩn: tìm tất cả các đa giác lồi có thể xếp được bằng 7 miếng của trò chơi này. Đối với trò Tangram, bài toán này đã được 2 người Trung Quốc giải quyết năm 1942 (xem bài này). Có tổng cộng 13 hình đa giác lồi có thể xếp bằng 7 miếng Tangram (xem hình ở đây). Còn 7 miếng Trí Uẩn thì sao?

      • Bài báo anh Sơn gửi em chưa kịp đọc hết, mới chỉ xem đoạn đầu. Có câu này “the tangram is a Chinese puzzle consisting…”, ta có thể hiểu là đối với hai tác giả, người TQ cũng phát minh ra trò này phải không ạ? Chắc cũng không loại trừ khả năng nhiều người nhiều nơi có cùng ý tưởng về kiểu trò chơi này.
        Nhưng chắc người Đức đã phát minh ra đầu tiên, hoặc ít ra thì đã “thương mại hóa” trò chơi, rất lâu trước khi cụ Trí Uẩn ra đời.

  14. Nguyen Duc Toan

    Vâng, nhân lúc trong thời gian chờ đợi đưa gia đình ra Hồ Hoàn Kiếm dự ngày thống nhất đất nước tôi cũng xin đóng góp một số thông tin tại Blog của bạn Đàm Thanh Sơn
    1. Cũng rất may tôi vừa mới đọc bài báo Người Hà Nội ra số hôm nay “Số 18+19 ra ngày thứ sáu 30/4/2010” Tại trang 15 “Anh Lê Trọng Tấn sáng mãi trong tôi” của tác giả Trần Minh Thu cũng đã một phần nào nói về tác giả trò chơi Trí Uẩn và cũng hiểu được sự hình thành và phát triển trong thời gian đó của bộ trò chơi này. Và để chúng ta có được môi trường học tập, nghiên cứu như ngày hôm nay cũng là phải nhớ tới công lao của các cụ các bạn ạ.
    2. Bạn đomilaomifa có hỏi nguyên tắc và phương pháp chơi trò chơi Trí Uẩn, tôi cũng xin mạn phép nêu một số cảm nhận của tôi là:
    – Với trò chơi Trí Uẩn thì dân làm toán rất sợ và cảm phục, nhưng dân kiến trúc thì thấy rất lý thú vì trò chơi này cho họ rất nhiều ý tưởng.
    – Tại sao dân toán lại rất sợ là vì trò chơi này có đầy đủ mọi tính chất của dữ liệu về toán bạn ạ.
    Thứ nhất: Dữ liệu đầu vào bao gồm 7 quân, với dữ liệu đầu ra là một hình ảnh. Trước khi giải bạn đã biết kết quả. Nên rất sợ là bài toán đã có lời giải mà người chơi lại phải tìm tòi phương pháp giải là như thế nào.
    Thứ hai: Mỗi một hình Trí Uẩn đều thoả mãn tính duy nhất tức là trong một hình đều có khoá của nó, khoá dễ hay khoá khó mà thôi.
    Ví dụ như bạn giải một hệ phương trình, nhiều người mới học rất hả hê khi giải xong một bài toán nhưng dân làm toán đều hiểu một điều rằng sự giỏi giang khi giải là sự biến đổi các hệ để tìm các biến số x,y,z. Nhưng thực chất các giá trị của biến x,y,z đều là duy nhất và khi thay vào bất kỳ một phương trình nào thì giá trị x,y,z đều không thay đổi. Hoặc cộng trừ các số thực thì kết quả trắc chắn sẽ là số thực.
    Thứ ba là tính đồng dạng:
    Quân Trí Uẩn bao gồm 7 quân với các tên gọi sau: Quân cụ, quân dài, quân nhỡ, 2 quân chéo và hai quân con.
    Đặc thù của mỗi quân là đều có hai cạnh tiếp giáp bằng nhau với các quân khác (Đặc thù này hiếm các bộ trò chơi có được) Trong một quân nếu cạnh này là một số nguyên thì lập tức cạnh khác là một số vô tỷ – số mà không thể vác thước ra đo được. Bạn thử để ý xem quân con, với quân nhỡ có đồng dạng với nhau không?, khi chắp 3 quân là 2 quân con với quân nhỡ thì kết quả cho ta một hình đồng dạng với quân nhỡ. Nên khi chắp hình phải có sự tượng tượng của tính đồng dạng của nó.
    Thứ tư: Tính liên kết
    Nếu kết hợp quân chéo với quân nhỡ thì đó chính là quân dài hoặc quân cụ. Do vậy lý giải tại sao hình Trí Uẩn lại có nhiều cách chắp đến thế. Tôi đã từng mày mò chắp đủ 28 cách chắp của hình trái tim rồi nên tôi cảm nhận được sự biến ảo vô cùng.
    Thứ năm: Tính đối xứng
    Với đặc thù của bộ quân như vậy nên tính đối xứng là rất cao nhưng vì các quân lại có kích thước khác nhau nên người chơi là bị dính vào khoá. Nên cũng rất khó giải. Với đặc thù tính đối xứng như vậy nên dân kiến trúc rất khoái và làm cho họ sinh ra nhiều ý tưởng.
    Còn cách chơi do bộ quân chỉ có 7 quân và phải dùng cả 7 quân nên cũng không khó phán đoán đâu. Hình mà phần nào có phần thừa thì ta sẽ để dành những quân chứa phần đấy. Phần còn lại thì ta phán đoán là ra thôi, thường phần khoá chỉ bao gồm có 3 quân bạn ạ.

    Với đặc thù này nên tôi đã chắp hết đủ 101 hình rồi. Hình nào bạn chưa chắp được tôi sẽ đưa lời giải tới bạn.

    Chúc toàn thể độc giả của Blog có những ngày giải trí vui vẻ

    Chào thân ái

    • Khổ thân anh Sơn, bị người nhà của ông Trí Uẩn tràn vào blog quậy. Dù sao cũng cám ơn anh đã cho mọi người biết thêm về truyền thống “cầm nhầm” của người Việt, mặc dù không phủ nhận là ông Trí Uẩn phần nào cũng có công truyền bá và phát triển trò chơi.

      • Tôi nghĩ ta không nên đưa ra kết luật tổng quát về truyền thống của người Việt như thế. Và tôi không nghĩ tất cả những người có ý kiến khác tôi ở đây đều phải là người nhà của ông Trí Uẩn.

  15. Tối nay cháu cũng ra hồ Gươm xem bắn pháo hoa ạ, thích quá xá 😀
    quyển cháu mua có 102 hình, trong đó có 26 hình là giải sẵn. Cháu xếp xong 76 hình còn lại từ hôm trước ạ. mất 5 ngày kể từ hôm biết và mua trò này, quen rồi thì cũng dễ ạ. Nhưng cháu nghĩ còn rất nhiều điều thú vị để khám phá ở trò này.
    À, hqua cháu đến nhà sách tiền phong ở chỗ NTHọc thấy có 3 trò tương tự trong đó có trò Tangram, cũng rất hay.

  16. Blog của anh Thanh Sơn đã trở thành điểm đến bắt buộc cho tất cả những người Việt Nam yêu nước và ham mê môn thể thao trí tuệ Trí Uẩn.

    • Em chỉ tiếc là ở đây không học tập làm văn qua comments được :(.

      May mắn là cách hành văn của anh Sơn thì tuyệt vời :D.

  17. Hình của cụ Trí Uẩn có cả Hai Bà Trưng cưỡi voi,
    khó thê thảm.

    Dưng mà cầu phương hình tròn thì làm được thật, chỉ có điều không dùng compa và thước kẻ thôi. Hay cụ Trí Uẩn đi trước thời đại ?

  18. Có bạn nào có bộ sưu tập hình tuơng đối đầy đủ cùa trò Trí Uẩn thì cho mình xin thêm nha! trong sách bán kèm theo bộ trò chơi này ( do Ngyễn Trí Hùng xuất bản) mới có khoảng 100 hình đại diện. Cảm ơn mọi nguời ! Nếu tiện mong gởi link hay mail cho mình thì tốt quá ! Cảm on lắm lắm !!! ( Bs_huuhung@yahoo.co.uk )

    Hôm truớc đọct trên báo Toán học VN thấy VN mình còn có trò Cờ Toán VN , đi phức tạp hơn cờ tuớng. Mong mọi nguời tham khảo và ủng hộ tác giả nguời VN đó nha ! ( Xin lỗi tôi chưa nhớ tên Tác giả .)

  19. Le quang Thuy

    Cảm ơn bạn Sơn về thông tin lý thú này.
    Trước 1975, ở Sài gòn, khi còn là học sinh tiểu học (cấp 1), tôi cũng đã từng chơi trò này. Tại miền Nam, khi đó, hầu hết đồ chơi trẻ em là do Ba Tàu Chợ lớn sản xuất. Hay là họ cóp của cụ Uẩn ngoài Hà nội ???

  20. moi ng cho chau hoi mua bo do choi nay o dau a? doc thay hap dan qua?

  21. Hôm 22 tháng 5 vừa rồi tôi có dắt hai đứa con đến Bách thảo để tham dự Ngày hội vui cùng Doraemon do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức. Tại đây chúng tôi được tham gia cùng chơi chắp hình Trí Uẩn, lúc đầu chỉ có các cháu được tham gia, sau một hồi tất cả phụ huynh đi cùng với các cháu đều thấy thích thú và tham gia chơi cùng với các cháu lúc nào không biết. Ham quá, các con tôi ăn cơm thật nhanh để đầu giờ chiều được tiếp tục chơi tiếp. Thật lý thú đứa nhỏ nhà tôi chưa biết chữ mà khi nhìn chị nó chắp hình con thỏ thì nó liền reo lên rằng Con thỏ này mẹ ơi, khi chắp hình con chim nó liền reo lên con chim, con chim. Về nhà trò chơi này để lại ấn tượng rất sâu sắc cho gia đình chúng tôi. Hôm sau tôi bắt chồng tôi phải đi ra hiệu sách tiền phong mua mấy bộ về cho các cháu và gia đình chơi trong dịp nghỉ hè này. Qua tìm hiểu tôi cũng được biết sắp tới nhà xuất bản Kim Đồng cùng với gia đình tác giả trò chơi Trí Uẩn có ra bộ sách mới bao gồm các hình kể về những câu chuyện, một số biểu tượng của thủ đô Hà Nội nghìn năm tuổi.
    Qua diễn đàn lý thú này tôi cũng xin cám ơn Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức một sân chơi giải trí, dã ngoại cho các cháu thật lý thú và bổ ích này.

    • Hôm đó còn có đố vui toán học và cả giải cờ vua nữa con bạn có tham gia không? Cháu có thích không? Bạn có thích không?

  22. Bác Sơn, vô tình lại gặp bác ở đây :).

    Bài viết của bác làm tôi nhớ lại thời trẻ con, cũng rất say mê trò TU này. Tôi còn nhớ dạo đó có cuốn Trò chơi TU – Việt Nam kiên cường (XB năm 1974) mà bác nhắc đến, chơi suốt, có những bài hắc búa. Những lời thơ kèm theo, “hoành tráng”, cũng rất thích.

    Hồi đó chả có mấy trò chơi gì, nên chỉ biết đọc sách, chơi TU, đôi lúc đi móc cống với bọn hàng xóm :).

    Bẵng đi rất lâu, tự nhiên thấy trò này gần như tuyệt diệt. Cách đây mấy năm, mới thấy ở nhà có 1 ông tên là Chu Tạo Đoan cho XB thêm 2 cuốn với nhiều hình mới, được PR kha khá trên báo chí. Hồi về nhà, tôi cũng kiếm mua mấy bộ cho con, và để tặng bạn bè có con nhỏ.

    Hồi đó, cũng thấy trên báo có nhắc đến chuyện TU thực ra khác hẳn Tangram, nhưng tôi không nhớ họ lý luận ra sao.

  23. Xem bài này thì thấy có vẻ gia đình ông TU ko hài lòng với các “tác phẩm” của ông Chu Tạo Đoan nọ:

    http://thethaovanhoa.vn/132N20100329102811912T0/nhung-nguoi-gin-giu-phuc-dung-tro-choi-tri-uan.htm

  24. Bác Sơn làm sao bốt cái hình “Sáng ngời Đảng Mác Lê-nin dẫn đường” để anh em thử xếp :).

    • Bạn có 2 hình đó à? Tôi không nhớ 2 hình đó thế nào nữa rồi. Nếu bạn có thể scan, hoặc vẽ lại hình thì gửi cho tôi. Tôi đã email cho bạn.

  25. Tôi nhớ cách đây khoảng chục năm có một bác trên VNSA viết một Java app trò chơi này và đã giới thiệu cho mọi người chơi thử (bác Hoàng Linh còn nhớ không?). Không biết hiện giờ có bản TU online nào như vậy không?

    • Tôi ko nhớ bài. Chính VNSA dạo trước có nhiều đề tài rất hay, giờ những lúc nhớ lại muốn tìm lại các link ấy mà ko biết là còn được giữ ở đâu ko?

  26. Nghe bác Hoàng Linh kể về trò chơi Trí Uẩn làm lòng tôi lại dội về thời thơ ấu. Thời của đôi dép cao su mà chính xác là đôi dép lốp bác ạ. Hồi đó muốn có bộ Trí Uẩn để chơi tôi đều phải sang cậu bạn bên hàng xóm để chơi cùng, nhiều hôm mải mê quá ngủ luôn ở bên đấy. Quyển Việt Nam kiên cường cứ hình dễ là chúng tôi chắp trước, hình khó là để sau, tôi cũng không còn nhớ là đã chắp hết chưa? chắc là chưa vì cũng lâu lắm rồi tôi cũng chưa gặp lại quyển sách đó. Vì mải mê trong học tập nên tuổi thơ đi qua lúc nào không hay. Nay được bác Hoàng Linh với anh Sơn nhắc lại làm tôi thấy nhớ vô cùng. Nếu các bác có còn tư liệu nào hoặc anh em cư dân mạng có sưu tầm được gì về trò chơi Trí Uẩn thì post lên nhé. Để nhớ về thời thơ ấu cùng nhau giải những bài toán hóc búa.
    À, hôm qua tôi có qua hiệu sách Tiền phong thì thấy gia đình ông Trí Uẩn có ra bộ sách mới “Trí Uẩn – chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội” liền mua mấy bộ về tặng bạn bè với cùng với gia đình. Có một chi tiết này thấy cũng rất hay, nếu tôi nhớ không nhầm hình bà Trưng trong quyển sách “Việt Nam kiên cường” là hình bà Trưng được vấn tóc rất gọn (Vì hồi đó tôi chắp mãi không ra), còn hình bà Trưng ở quyển sách mới này thì là hình bà Trưng có mái tóc dài được thể hiện ở trang 26. Chắc là cụ Trí Uẩn đã chuẩn bị được 2 hình bà Trưng rồi.
    Nhờ anh em có hình nào của cụ Trí Uẩn thì post lên mạng để mọi người cùng tham khảo nhé!!!
    Thanks

  27. Ôi! Nghe các chú nói chuyện với nhau mà sao cháu thèm cái chuyện ngày xưa của các chú thế. Thời của chúng cháu sinh ra đã có tivi với máy tính rồi nên cháu không hiểu nổi là các chú phải chung nhau đọc từng cuốn sách, phải chung nhau chơi một bộ đồ chơi, đánh bi với đánh đáo. Không biết thời đó cảm xúc thế nào nhỉ. Chứ bây giờ cần cái gì là bố mẹ cháu đều mua cho, nên cảm giác thiếu thốn tự nhiên không có. Với điều kiện đó mà bây giờ các chú đã là những người có địa vị ở xã hội. Còn chúng cháu còn tướt bơ mới đạt được. Còn hơn tháng nữa là Hà nội tổ chức đại lễ 1000 năm, chắc là sẽ tái hiện lại lịch sử từng thời hình thành và phát triển của thủ đô văn hiến ngàn năm tuổi. Những người như cháu chắc sẽ được tận hưởng những khoảnh khắc lịch sử đó và càng hiểu thêm nét văn hoá cùng với con người Hà nội.

  28. Hôm qua cháu sưu tầm được bài báo kính gửi tới diễn đàn về bộ Trò chơi Trí Uẩn chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
    New guide to historic game
    http://vietnamnews.vnanet.vn/Life-Style/202867/New-guide-to-historic-game-.html
    Làm thế nào để post được ảnh hả chú Sơn!!!

  29. Mình đang làm chương trình nào cùng xuống phố (Phát sóng 20h45 tối thứ 4 và thứ 7 hàng tuần trên kênh VOV TV).Mình rất muốn tìm hiểu về trò chơi này và nếu được mình muốn có một buổi ghi hình làm chương trình.
    Bạn quan tâm thì mail cho mình nhé

  30. Pingback: Toán học xung quanh các trò chơi ghép hình (giải trí cuối tuần) « ZetaMu

  31. Đọc bài “Toán học xung quanh các trò chơi ghép hình “ mà thấy hay quá. Trong tay tôi cũng đã có mấy bộ ghép hình Trí Uẩn. Tôi thường chơi vào nhưng lúc rảnh rỗi cùng với gia đình và bạn bè. Nhiều lúc bần thần không hiểu bộ quân lưu trữ những con số gì đây mà nó có thể ghép được hàng ngàn hình ảnh đa dạng và sinh động đến thế, đến cả tỷ phương pháp. Nhân đọc bài của anh Du tôi lại thấy cần đóng góp thêm một số suy nghĩ của tôi. Làm việc trong ngành thiết kế chủ yếu là trên máy tính, khi chơi trò chơi Trí Uẩn này thì tôi mới phát hiện ra rằng công việc của tôi đều làm việc trên các con số gần đúng mà tưởng là chính xác. Ví dụ như quân tam giác có một cạnh góc vuông là 2a chẳng hạn thì diện tích nó sẽ là 2 a2. Giả sử đỉnh góc vuông có toạ độ A(0,0) thì đỉnh góc kia sẽ có toạ độ là B(0,2) và C(2,0), Vậy từ đỉnh B thông qua đỉnh A ta có thể xác định chính xác toạ độ của đỉnh C. Còn nếu từ đỉnh B thông qua độ dài BC và góc 45 độ để xác định đỉnh C thì xuất hiện ngay sự gần đúng vì con số căn 2 (số vô tỷ) xuất hiện. Và với phương pháp này diện tích của tam giác chỉ còn gần bằng 2a2. Mặc dù bản chất của hình là đúng bằng 2a2.
    Do vậy, hoá ra công việc thiết kế của tôi toàn làm việc với đa giác hở chứ không phải đa giác kín. Nên nhiều lúc xảy ra lỗi không kiểm soát được như tô vật liệu cho hình chẳng hạn mà không tô được vì đâu có phải là đa giác kín. Hình học trong toán học tôi thấy quá hay, đó là bài toán của diện tích một con số chính xác, không phải là gần đúng nữa. Nhìn bộ quân mà tôi thấy chuyển hoá từ hữu tỷ sang vô tỷ rất uyển chuyển và có tính logic rất cao. Dạng toán với các lời giải của hình học. Vậy đây có phải là các hình cơ bản của một bộ môn hình học nào đó không.
    Ví dụ giả sử diện tích của quân tam giác là 2a2 thì tôi tìm ra ngày quân nhỡ có diện tích là 3a2 vì nó gấp rưỡi quân tam giác. Và quân dài sẽ là (2+3)a2 vì nó là ghép của tam giác với quân nhỡ. Với phương pháp ghép hình tôi dễ dàng tìm được diện tích của quân cụ là 5a2, quân con còn lại là 1.5a2. Với phương pháp hình học này sẽ triệt tiêu được các số vô tỷ là những con số gần đúng mà công việc của tôi đa số là gặp phải. Và tôi cũng ước mơ rằng các bản thiết kế của tôi mà được sắp xếp từ những hình cơ bản nào đó thì sẽ là một bước đột phá của cả một ngành thiết kế và ngành toán học có thể giảm rất nhiều được những con số gần chính xác trong công tác nghiên cứu và tính toán.
    Cám ơn tác giả “Toán học xung quanh các trò chơi ghép hình “ cho giúp tôi có những bài đọc rất bổ ích.

    • Cám ơn bạn, nhưng bài “Toán học xung quanh các trò chơi ghép hình” là của GS Nguyễn Tiến Dũng viết chứ không phải của tôi. Bạn gửi sang bên blog của GS NTZ thì là mới đúng chỗ.

  32. Đúng là bộ trò chơi Trí Uẩn giúp cho con tôi giao tiếp và hoạt bát cả lên. Từ khi có bộ trò chơi tôi để ý thấy cháu nó khả năng toán hình tốt lên rất nhiều. Những bài toán hình ở sách như hình tam giác, hình chữ nhật cháu nó đều lấy bộ trò chơi ra giải. Không hiểu nó tìm tòi thế nào với 7 quân mà nó xếp được đến 9 hình chữ nhật. Tất nhiên là không xếp đủ 7 quân. Hôm ở Bách thảo cháu nó có sang vui toán học với cờ vua nhưng chắc quá khả năng của cháu nên chỉ đứng xem thôi.
    Đúng là nhà nước mình tổ chức được nhiều cuộc vui cho các cháu thì bổ ích cho các cháu lắm bạn nhỉ?

  33. Vào những ca trực tôi thường vào mạng để cập nhật thông tin cho mình, có những đoạn hay tôi copy về cho các cháu làm tư liệu. Có đoạn nói về người Việt Nam tôi thấy chả có tý khoa học nào mà theo tôi hiểu tác giả tạo blog để nói về khoa học. Và nếu blog được tạo ra để giành cho những người là bạn của tác giả thì tôi thành thật xin lỗi vì tôi đã đọc và cũng tham gia mấy cảm nhận của tôi vì đúng là tôi không phải là bạn của anh Sơn và tôi cũng rất ghét đọc thư của người khác. Nếu phải vậy cho tôi xin lỗi về chuyện này vì cái lỗi vô tình của tôi. Và cũng xin tác giả có khuyến cáo nào đó là blog giành cho bạn bè hoặc đặt password như các blog khác đã làm.

    Một lần nữa cho tôi thành thật xin lỗi

    Kính thư

    • Minh Anh:
      – Blog của tôi chào đón tất cả mọi người đọc và gửi phản hồi. Tôi viết chủ yếu về khoa học, nhưng không loại trừ là sẽ viết về các chủ đề khác.
      – Các phản hồi đều qua sự kiểm duyệt của tôi.
      – Quan điểm của tôi về vấn đề người Việt Nam đã trình bày ở một trong các phản hồi ở trên.
      Cám ơn bạn đã tham gia, mong được sự tham gia tiếp tục của bạn.

  34. Rất mừng là block của anh Sơn đã đón nhận mọi người đọc và nhận những cảm nhận có những tính cách riêng của từng người. Tôi rất thích những chủ đề nào mà có nhiều ý kiến khác nhau. Qua đó sự việc ngày càng phát triển và khắc phục được nhiều hạn chế. Làm về ngành y tôi cũng không hiểu lắm về vật lý nhưng cũng rất muốn biết những ngành khác họ đi đến khoa học như thế nào, phải vượt qua những trở ngại gì?. Nhớ lại trước đây khi tôi làm luận án. Sau khi trình bày xong tổng quan của luận án thì có một vị giáo sư đứng lên hỏi: Luận án này có sao chép ở những tài liệu nào không? Lúc đó, tôi cảm thấy bị xúc phạm vô cùng liền buột miệng nói là Không và trình bày chi tiết luận án của mình, thì lập tức vị giáo sư nọ đứng lên nói: Không cần bạn trình bày tiếp. Sau khi chào hội đồng và tôi bước xuống. Khi công bố kết quả tôi đạt điểm tối đa và lúc đó tôi mới hiểu ra rằng vì có câu hỏi của vị giáo sư đó mà luận án của tôi mới đạt được kết quả cao như thế.
    Rất cám ơn anh Sơn và bạn đọc đã cho phép tôi được tham gia diễn đàn

Leave a reply to zonzon507 Cancel reply